VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • 12-11-2023
  • 394 lượt xem

Trẻ bị viêm phế quản có thể gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh lý như thế nào? Cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhé.

1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản chính là sự xâm nhập, tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,… Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh là điều kiện thuận lợi để chúng gây tấn công và gây bệnh viêm phế quản.

trẻ bị viêm phế quản

Sự xâm nhập và tấn công của virus, vi khuẩn có lại là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau đây có nguy gặp phải bệnh lý cao hơn so với bình thường. Gồm có:

  • Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá,…

  • Trẻ sống trong không gian ẩm mốc, chật chội, có yếu tố độ ẩm cao.

  • Trẻ nhỏ có người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn.

  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phân hoa, lông động vật,…

  • Trẻ bị béo phì, thừa cân.

2. Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm phế quản

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản có thể kể đến như sau:

  • Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng.

  • Ho nhiều và kéo dài. Ho khan hoặc ho có đờm. Thở nhanh và ngắn hơn bình thường.

  • Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 - 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh.

  • Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi, nôn trớ.

trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản thường có dấu hiệu ho kéo dài, sốt cao, chán ăn, người mệt mỏi

Ở giai đoạn tiền phát, viêm phế quản có triệu chứng gần giống với bệnh viêm họng hay ho sốt thông thường. Do đó, các bậc cha mẹ rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện bệnh lý một cách sớm nhất có thể. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh lý của trẻ kéo dài và dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi,… thậm chí là tử vong.

3. Chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi nếu như cha mẹ sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. Khi trẻ bị viêm phế quản, nên tiến hành chăm sóc trẻ bằng cách:

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả.

  • Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.

  • Khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có sự chỉ định.

4. Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản

Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng tới chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Trẻ nên ăn gì?

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn:

  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,…

  • Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E. Có thể kể đến như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…

  • Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp.

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Có thể thay bằng nước trái cây, rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước đã bị mất và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.

trẻ bị viêm phế quản

Nên bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bé

Trẻ không nên ăn gì?

Khi bị viêm phế quản, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

  • Bánh kẹo ngọt, nước uống có ga.

  • Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm - đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,…

  • Các món có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

  • Các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… gây kích thích niêm mạc ở phế quản.

  • Các loại trái cây có bị chua và chát như khế, mận, xoài,…

  • Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

trẻ bị viêm phế quản

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản không nên sử dụng các loại đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn

5. Phòng ngừa bệnh lý hiệu quả cho trẻ nhỏ

Để phòng ngừa hiệu quả viêm phế quản đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên:

  • Giúp cơ thể của bé luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

  • Đối với trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân dị nguyên nói trên.

  • Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

  • Thiết lập chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

  • Thực hiện cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

  • Hạn chế việc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, các môi trường ô nhiễm, ẩm mốc.

  • Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ.

  • Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý (nếu có).

  • Mẹ bầu khi mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Với trẻ sau sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

trẻ bị viêm phế quản

Nên giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp đối với trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, cha mẹ nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, thực hiện các phương pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE BẢO KHÍ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THIÊN AN

THÔNG TIN SẢN PHẨM

THÀNH PHẦN CẤU TẠO:
   - Mật ong 1500mg, Cao Lá Thường xuân 800mg, Chiết xuất gừng 500mg, Cao Kha tử 500mg, Cao Bướm bạc 500mg, Cao Xương sông 500mg, Cao Mào gà trắng 500mg, Cao Tơ hồng xanh 500mg.
 467mg cao hỗn hợp chiết xuất tương đương:
   - Cát cánh 2000mg, Mạch môn 2000mg, Xuyên bối mẫu 500mg, Quất 150mg, Húng chanh 20mg
   - Thymomodulin 300mg, Bột Đông trùng hạ thảo (Ophiocordyceps sinensis) 300mg, Eucaliptol (tinh dầu tràm) 60mg, menthol (Tinh dầu bạch hà) 20mg.
   - Phụ liệu: sorbitol (420(i)), chất điều vị (950), chất bảo quản (211, 202), chất điều chỉnh độ axit (330), chất làm dầy (415), chất ổn định (331(iii)), màu tổng hợp, hương tổng hợp, nước tinh khiết vừa đủ 100ml.
CÔNG DỤNG:  
   - Hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ hạn chế ho nhiều, hỗ trợ giảm tăng tiết đờm dãi. Hỗ trợ làm ấm đường hô hấp, hỗ trợ giảm ngứa họng, đau rát họng do ho kéo dài.
 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
   - Người bị ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng, do viêm phế quản. Người bị hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh.  
CÁCH DÙNG:
   - Trẻ từ 1-3 tuổi: Uống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
   - Trẻ 3- 6 tuổi: Uống 10ml/lần x 2-3 lần/ngày.
   - Trẻ trên 6 tuổi, người lớn: Uống 10ml/lần x 3 - 4 lần/ngày.
   - Trẻ em dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng (khuyên dùng: Uống 5ml/lần x 2 lần/ngày).
Chú ý:
   Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
   Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  * Số ĐKSP: 2806/2021/ĐKSP
  * Số XNQC: 2804/2021/XNQC-ATTP
  Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
  CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN AN PHARMA
  Địa chỉ: 162/19 Phạm Ngũ Lão, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
  Điện thoại: 0939 370 618
  Weblesite: www.thienanpharma.com.vn

Bài Viết Liên Quan

Vui lòng chờ

0
0916 744 118