Trẻ biếng ăn – Mẹ nên và không nên làm gì?

  • 07-03-2022
  • 756 lượt xem

Trẻ biếng ăn là vấn đề hết sức đau đầu của bậc phụ huynh, trẻ biếng ăn có thể dẫn đến hệ lụy trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch… Muốn loại bỏ được chứng biếng ăn ở trẻ cha mẹ cần có kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự kiên trì trong việc chăm sóc. Dưới đây là những việc mẹ nên làm và không nên làm khi trẻ biếng ăn.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 1-3 tuổi. Điều đó có nghĩa là thời điểm bé biếng ăn là thời điểm bé đã độc lập hơn không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào mẹ nữa và bắt đầu biết lựa chọn những món mà mình thích, biết từ chốt những món ăn mà mình không thích cũng như bị ép ăn.

Vì thế, để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, mẹ cần phải hiểu tâm lý của con tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến cho con không có cảm giác thèm ăn và luôn trốn tránh trước bữa cơm.

Nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ
Nếu mẹ nghĩ trẻ biếng ăn không chỉ do vấn đề bệnh lý mà nó còn xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ bỏ ăn, không hứng thú với đồ ăn mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất: Cơ thể thiếu các vi chất như kẽm, selen sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng biếng ăn. Nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài sẽ gây một số hậu quả như: suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, ung thư, rối loạn vị giác, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ, nghiêm trọng hơn trẻ tăng  nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…
  • Trẻ biếng ăn do bệnh lý: Nếu mẹ đã cố đủ mọi cách tạo cảm hứng với bữa ăn cho con nhưng con vẫn biếng ăn thì chắc chắc con đã mắc bệnh. Khi trẻ bị mắc bệnh thường biếng ăn và mệt mỏi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tránh để trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe.
  • Thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn uống không hợp lý: Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em có thể do thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ. Do vậy, mẹ cần đa dạng các loại thức ăn, thay đổi khẩu vị cho trẻ và quan sát xem bé thích ăn những món gì để có thể chuẩn bị những món ăn phù hợp cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng nên xen kẽ thức ăn với các món bé thích để đa dạng khẩu phần ăn cho bé.
  • Do thay đổi môi trường sống: Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, đến môi trường lạ lẫm bé không kịp thích nghi và có thể có tâm lý sợ hãi nên có thể dẫn tới chán ăn, biếng ăn.
  • Do yếu tố tâm lý: Các bậc phụ huynh thấy con lười ăn bắt đầu sử dụng hình thức ép con ăn uống dẫn tới tâm lý sợ sệt, sợ hãi khi tới bữa ăn.
  • Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn: Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ. Bởi vì lượng ăn mà trẻ hấp thu không được tiêu hóa hết sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác no, không muốn ăn.
  • Mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ biếng ăn
  • Những điều nên làm khi bé biếng ăn
  • Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé biếng ăn để tìm giải pháp phù hợp
  • Nên đặt câu hỏi làm sao để bé ăn được ngon miệng, thích ăn hơn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn chứ không phải là cứ ấn ép cho bé ăn đủ, ăn nhiều là được.
  • Nên cho bé ăn khi bé đói: Lúc đói bé sẽ có cảm giác ăn ngon và muốn ăn. Chính vì thế mẹ không nên ép bé ăn khi bé chưa đói hoặc ăn lót dạ trước bữa ăn.
  • Khuyến khích bé yêu vận động hàng ngày: Mẹ cũng nên dành thời gian vận động cùng bé nhé, vận động sẽ giúp bé tiêu hao nhiều năng lượng, nên bé sẽ nhanh có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.
  • Nên hạn chế cho bé ăn vặt: Ăn vặt sẽ làm cho bé không thấy đói khi đến bữa ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng khi ăn bữa chính.
  • Hãy tạo hứng thú bữa ăn cho bé: Mẹ nên tìm cách bày biện món ăn thật bắt mắt, có nhiều màu sắc sặc sỡ, mẹ cũng nên mua cho bé những dụng cụ ăn có những hình ảnh bé thích như hình siêu nhân, hình mèo Kitty, picachu… bé sẽ rất hào hứng, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Thay đổi khẩu phần ăn cho bé: Đừng bắt bé ăn đi ăn lại một món dù nó có bổ dưỡng đến đâu mà mẹ nên chế biếng những món ăn lạ miệng nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng để đa dạng thêm khẩu phần ăn cho bé. Những món ăn lạ miệng có thể sẽ tạo cho bé cảm giác ngon miệng hơn.
  • Hãy để bé tự ăn nếu có thể: Mẹ không nên cho bé ăn trước, không ăn cũng gia đình mà mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng với các thành viên trong gia đình nhưng cho bé tự ăn mà không cần đút vì vậy bé có thể chủ động trong việc ăn uống. Và đặc biệt là mẹ cũng không phải lo lắng khi con đi nhà trẻ hay đi mẫu giáo vì lúc đó con có thể tự ăn được rồi.
  • Cho bé tham gia vào quá trình chế biến món ăn nếu có thể: Bé có thể phụ giúp bạn một số công việc trong quá trình nấu ăn như: nhặt rau, lấy gia vị,… sẽ giúp bé thấy thích thú, thú vị hơn, thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỏi ý kiến của bé nay thích ăn món gì, việc tự mình được chọn món sẽ kích thích bé ăn ngon hơn.

Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

  • Không nên cho bé uống nước lạnh và ăn đồ lạnh, đặc biệt là kem: Đồ uống lạnh và kem làm bé dễ mắc phải các chứng viêm họng gây khó chịu và dẫn đến việc bé ăn không ngon miệng, biếng ăn.
  • Không nên vừa cho bé ăn thức ăn vừa uống nước: Vừa ăn vừa uống sẽ khiến bé nhanh no hơn và ăn ít lại, nếu cần mẹ hãy cho bé uống nước canh hoặc nước xương hầm để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé.
  • Không cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính: Mẹ nên để sữa là một món cho bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng. Nếu ăn xong cho bé uống sữa luôn có thể bé sẽ không uống nổi hoặc khiến dạ dày khó tiêu hơn.
  • Mẹ không nên ép con quá để con cảm giác bữa ăn chính là cực hình và mang tâm lý sợ hãi, sẵn sàng chạy trốn khi đến bữa ăn. Ép con ăn quá có thể khiến con dễ nôn ọe hơn. Nếu con không thích ăn thịt lợn thịt bò mẹ có thể thay thế bằng thịt gà, cá và mẹ đừng quên bổ sung thêm rau xanh, củ quả cho bé. Việc quan trọng là bé cảm thấy ngon miệng, thoải mái và hứng thú với bữa ăn thì cơ thể bé mới có thể hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng.
  • Không nên để bé hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động: Nhiều cha mẹ đã sử dụng rất nhiều “chiêu trò” thu hút bé rồi trong lúc bé hào hứng thì nhanh tay đút thức ăn vào miệng, mẹ không nên để bé ăn thụ động mà không có cảm giác như thế bởi bé chỉ ăn vào chứ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn đâu.

Bài Viết Liên Quan

Vui lòng chờ

0
0916 744 118