NÓNG GAN (Rối loạn chức năng gan): TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • 23-10-2023
  • 374 lượt xem

Nóng gan (Rối loạn chức năng gan) có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Rối loạn chức năng gan có liên quan tới nhiều bệnh lý cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Nóng gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước lớn trong cơ thể. Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố, điều hòa nồng độ các dưỡng chất trong máu cũng như là nơi sản sinh dịch mật góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Theo Đông y, khi gan hoạt động quá mức hoặc bị rối loạn chức năng sẽ sinh ra nhiệt. Đây được xem là hiệu tượng nóng gan.

Nóng gan là vấn đề cảnh báo rối loạn/ suy giảm chức năng gan cấp tính, cho thấy tình trạng gan đang chịu tổn thương. Nóng gan (rối loạn chức năng gan) thường xảy ra ở những đối tượng như:

  • Người thừa cân/ béo phì
  • Người có gan nhiễm mỡ
  • Thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại
  • Người hay uống nhiều bia rượu
  • Người sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng gan trong thời gian dài

Nóng gan là biểu hiện cho nhiều bất thường ở gan

Triệu chứng bệnh nóng gan

Ở thời gian đầu, không phải ai cũng có thể tự phát hiện ra được tình trạng rối loạn chức năng gan; phần lớn không có dấu hiệu rỏ ràng, số ít có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, đau tức vùng gan… Người bị bệnh nóng gan trong một thời gian dài nếu không phát hiện kịp thời có thể có các triệu chứng nặng hơn như:

1. Màu da thay đổi, màu mắt

Vàng da là triệu chứng nặng cho thấy có tổn thương tắc mật trong hoặc ngoài gan. Bilirubin do gan sản xuất bình thường được dữ trự ở túi mật sau đó đổ vào tá tràng nhằm tiêu hóa thức ăn, nếu có tình trạng tổn thương gan và/hoặc đường mật, bilirubin thay vì đổ vào tá tràng sẽ được ứ đọng và hấp thu vào máu gây vàng da, vàng mắt.

2. Phân và nước tiểu đổi màu

Thay đổi màu sắc phân và nước tiểu là một dấu hiệu của bệnh gan nặng. Tổn thương nhu mô gan gây tắc mật trong gan dấn đến hấp thu nhiều bilirubin vào máu, sau đó thải ra nước tiểu nhiều hơn bình thường lượng urobilin, khiến nước tiểu có màu vàng sậm.

Bình thường Trong ruột, vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành urobilinogen, sau đó phần lớn được chuyển hóa thành stercobilin làm cho phân màu vàng, khi tổn thương tắc mật hoàn toàn lượng stercobilin trong phân rất ít nên phân người bệnh có màu xám nhạt hoặc bạc màu

3. Mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu

Nổi mẩn, ngứa là một biểu hiện dễ nhận biết khác của rối loạn chức năng gan; tình trạng này cũng khá dễ thấy. Da của người bệnh rối loạn chức năng gan thường xuất hiện mẩn đỏ với tình trạng có nhiều nốt sần, dày. Mẩn đỏ có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài nguyên nhân chính tắc mật gây ngứa thì việc các chất độc không thể đào thải hết ra ngoài do gan suy yếu cũng góp phần quan trọng

4. Báng bụng (cổ chướng)

Báng bụng (cổ chướng) là dấu hiệu của tình trạng xơ gan mất bù, một biến chứng nặng của bệnh gan mạn tính, làm tăng tỉ lệ tử vong cũng như ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác như nhiễm trùng dịch ổ bụng, ói ra máu, ung thư gan

5. Các dấu hiệu khác: chán ăn, buồn nôn,…

Gan có vấn đề đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ xảy ra các triệu chứng sức khỏe bất thường – phổ biến hàng đầu là chán ăn, buồn nôn, chảy máu chân răng, khó ngủ/ mất ngủ, suy nhược cơ thể,…

Nguyên nhân gây ra nóng gan

Nóng gan (Rối loạn chức năng gan) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau; có thể từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, tình trạng dùng thuốc hoặc do các bệnh lý về gan.

1. Mắc bệnh viêm gan siêu vi

Có nhiều loại viêm gan siêu vi gây bệnh gan mạn tính trong đó viêm gan virus B và C thường gặp nhất. Tình trạng viêm gan do virus thường tiến triển âm thầm, gây tổn thương nhu mô gan khiến gan dần suy giảm chức năng. Tùy vào từng trường hợp mà bệnh có thể có triệu chứng hoặc không; phần lớn chỉ nhận biết được khi bệnh chuyển qua giai đoạn nặng. Các biểu hiện cảnh báo thường gặp của bệnh có thể là sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng,…

2. Bị gan nhiễm mỡ

Khi lượng mỡ tích tụ trong gan từ 5% trở lên gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của gan, lúc này là tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có nhiều cấp độ bệnh: gan nhiễm mỡ độ 1-2-3, nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tổn thương như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ và cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan

3. Bệnh gan tự miễn

Khi hệ thống miễn dịch bị “nhầm lẫn” – thay vì tấn công mầm bệnh thì lại nhắm tới các tế bào gan được gọi là tình trạng gan tự miễn. Tuy đây không phải là bệnh phổ biến nhưng cũng cần được quan tâm và chữa trị sớm để tránh gan ngày càng chịu nhiều tổn thương.

Ở giai đoạn đầu, không dễ dàng để phát hiện bệnh bởi các triệu chứng thường diễn ra mơ hồ. Càng về sau, người bệnh mới dần cảm nhận rõ bệnh hơn thông qua các tình trạng như cơ thể mỏi mệt, vàng da, vàng mắt,…

4. Dùng nhiều thức uống chứa cồn

Bia rượu, đồ uống có cồn chính là “kẻ thù” hàng đầu của gan. Không chỉ khiến gan bị nóng mà còn là nguyên nhân quen thuộc của các bệnh về gan khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan, ung thư gan,…

Khi vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu,… Lượng còn còn lại sẽ “thâm nhập” vào cơ thể; đặc biệt ở hệ tiêu hóa gây kích hoạt các phản ứng viêm, stress oxy hóa,… Đối với gan, bia rượu làm hỏng tế bào cũng như khiến gan mất dần khả năng lọc thải. Không chỉ nóng gan mà hàng loạt các bệnh về gan khác từ rượu bia có nguy cơ cao diễn ra chồng chéo nhau như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan,…

5. Lạm dụng thuốc điều trị bệnh lý

Có những loại thuốc tây khi sử dụng trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới gan. Lạm dụng thuốc khiến gan phải hoạt động quá mức để đào thải một số thành phần “độc hại” của thuốc, trong có có việc gây ra triệu chứng bệnh gan nóng.

6. Ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống cũng đóng vai trò không nhỏ tác động tới sức khỏe của gan. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc các món ăn cay nóng; cộng với việc ăn ít rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ,… sẽ tạo áp lực không nhỏ lên khả năng hoạt động của gan. Nóng gan chính là một biểu hiện cho thấy gan đang phát tín hiệu cảnh báo rằng bạn cần xem lại và cải thiện lại cách ăn uống.

Cách chữa tình trạng gan bị nóng

Nóng gan là bệnh có thể điều trị và kiểm soát được nếu người bệnh biết cách kết hợp giữa việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

1. Dùng thuốc chữa nóng gan

Thuốc chữa nóng gan có nhiều loại, từ Tây y tới Đông y. Các loại thuốc nhìn chung có công dụng chủ yếu trong việc giúp “mát” gan, giải độc gan, bổ gan,…Các bài thuốc Đông y thường có thành phần như atiso, cam thảo, rau má, nhân trần,… có thời gian hiệu quả chậm hơn; tuy nhiên trong thời gian dùng thuốc cũng cần chú ý – nếu có biểu hiện bất thường thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra lại sức khỏe.

Đối với Tây y, đây là phương pháp điều trị có thời gian nhanh, hiệu quả cao. Điều cần nhớ là người bệnh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

2. Có chế độ ăn uống dinh dưỡng giúp mát gan

Muốn kiểm soát tốt tình trạng nóng gan, ăn uống cũng mang lại nhiều lợi ích. Người bệnh nên tập trung hơn vào 2 vấn đề dưới đây:

    • Giảm tiêu thụ carbohydrate: Các thực phẩm như bánh mì, mì ống, cơm, ngũ cốc, khoai tây,… nên được cắt giảm. Đây là các món giàu carbohydrate dư thừa dễ chuyển hóa thành chất béo, là yếu tố làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ cũng như nóng gan.
    • Tăng cường rau xanh, protein: Rau xanh, trái cây là những thực phẩm giúp điều trị triệu chứng nóng gan có hiệu quả cao. Những thực phẩm này giúp làm sạch và phục hồi chức năng lọc thải của gan. Đối với protein, dưỡng chất này quan trọng vì giúp ổn định lượng đường huyết, giúp giảm cân,… từ đó cũng giảm áp lực lên gan để gan khỏe mạnh hơn.

3. Hạn chế bia rượu

Không chỉ bệnh nóng gan, với bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác liên quan tới gan thì hạn chế bia rượu – thậm chí là bỏ hoàn toàn – luôn là điều cần thiết. Giảm hoặc kiêng bia rượu sẽ tạo điều kiện cho các tế bào gan tự tái tạo và phục hồi. Điều này giúp việc trị bệnh tăng hiệu quả, ít tốn kém thời gian và tiền bạc.

4. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Đầu tiên người bệnh nên cố gắng thu xếp để ngủ đủ từ 6 tới 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya quá 23 giờ,… Đây là cách giúp gan có thời gian để “làm lành” tế bào bị tổn thương cũng như đảm bảo khả năng thải độc.

Tiếp theo chúng ta nên kiểm soát căng thẳng để không tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Thông qua việc đọc sách, nghe nhạc hay làm những việc yêu thích vừa giúp thư giãn tinh thần vừa có khả năng hỗ trợ “mát” gan.

Cuối cùng là đừng quên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể chất. Đi bộ, bơi lội, đạp xe hay bất cứ môn thể thao nào cũng đều giúp tăng hiệu quả trao đổi chất, tăng cường hoạt động của gan giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng quát và ngăn ngừa nhiều nguyên nhân gây nóng gan.

Làm sao để phòng ngừa bệnh nóng gan?

Để phòng ngừa nguy cơ bệnh nóng gan nói riêng và các bệnh về gan nói chung, bạn nên:

1. Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Chế độ ăn giàu chất xơ
  • Tập thể dục đều đặn
  • Hạn chế thấp nhất bia rượu
  • Dùng thuốc theo chỉ định và đúng liều lượng

2. Tầm soát bệnh gan định kỳ

Xét nghiệm sàng lọc các bệnh về gan thường là xét nghiệm máu. Việc kiểm tra này nên thực hiện định kỳ hằng năm, đặc biệt ở những người có bệnh đái tháo đường, viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, có các biến chứng của xơ nang,…

3. Tiêm ngừa

Vaccin viêm gan, ví dụ như viêm gan B, không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng viêm gan mà còn góp phần giúp gan chống lại nhiều nguy cơ các bệnh gan khác như nóng gan.

Nóng gan nên ăn và kiêng ăn gì?

Trong vấn đề ăn uống, có những món mà người bệnh nóng gan nên ăn và kiêng ăn như sau:

    • Thực phẩm nên ăn: Rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, dầu oliu sữa chua,… Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, các chất chống oxy hóa,… giúp phục hồi và bảo vệ các tế bào gan bị viêm/ tổn thương.
    • Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm chiên xào, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ ăn nhanh, đồ hộp, thịt đỏ, bia rượu, măng tươi,… Những thực phẩm này có các thành phần có thể chuyển hóa thành chất gây hại cho gan như cyanide (có trong măng) hay nitrit (có trong đồ ăn mặn),… sẽ gây áp lực nhiều đến gan, khiến gan mệt mỏi và tăng nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh.

Người bệnh nóng gan cũng cần uống đủ nước. Nước giúp làm “mát”, điều hòa thân nhiệt, uống đủ nước góp phần hỗ trợ người bệnh nóng gan loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua mồ hôi và nước tiểu; đồng thời giúp chống lại quá trình oxy hóa các tế bào. Ngoài nước lọc, người bệnh còn có thể dùng nước bí đao, nước gạo lứt, trà xanh, trà thảo dược,… cũng có công dụng không nhỏ tốt cho gan.

Bệnh nóng gan là một biểu hiện cho thấy gan đang gặp vấn đề. Đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác liên quan tới gan cũng như về lối sinh hoạt không khoa học. Nóng gan kéo dài đồng nghĩa với việc các vấn đề sức khỏe về gan không được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời; lâu ngày càng khiến gan suy giảm chức năng và có nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MILK THISTLE THIÊN AN

THÔNG TIN SẢN PHẨM

THÀNH PHẦN:
   - L-Arginine HCL 200mg, Cà gai leo 150mg, Giảo cổ lam 150mg, Rau má 150mg, Milk thistle extract (cao kế sữa) 100mg, Selen 2000ppm 10mg, Vitamin B1 2,5mg, Vitamin B6 2,5mg, Vitamin B2 2mg.
  - Phụ liệu: Chất nhủ hóa (479,901,322(i)), aerosil 200, sorbitol (420(i)), chất giữ ẩm (422), vỏ nang galetin, magnesium stearate, chất bảo quản (216,218), chất ổn định (170(i)), sodium laureth sufate, màu tổng hợp, hương tổng hợp vừa đủ 1 viên.
CÔNG DỤNG:  
   - Hỗ trợ bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan.
   - Hỗ trợ giúp hạn chế tác hại của rượu bia, thuốc và các chất ảnh hưởng đến gan.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
   - Người chức năng gan suy giảm với các biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, mẩn ngứa, vàng da.
   - Người uống nhiều rượu bia,dùng thuốc,các chất có hại cho gan.
   - Người bị viêm gan, men gan cao, xơ gan.  
CÁCH DÙNG:
   - Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 - 2 viên/lần x 1 - 2 lần/ngày.
  Chú ý:
   Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. 
   Thực phẩm này không phải là thuốc,không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  * Số ĐKSP: 6295/2019/ĐKSP
  * Số XNQC: 01586/2019/ATTP-XNQC
  Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
  CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN AN PHARMA
  Địa chỉ: 162/19 Phạm Ngũ Lão,Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều,Thành Phố Cần Thơ.
  Điện thoại: 0939 370 618
  Weblesite: www.thienanpharma.com.vn

Bài Viết Liên Quan

Vui lòng chờ

0
0916 744 118